3 bước thoát khỏi cái bẫy biến thành người vô dụng, nghèo kiết xác!

Sống có kế hoạch hay không, sẽ dẫn đến những cuộc đời rất khác nhau. Kế hoạch là thứ xác định hướng đi của bạn, và tương lai của bạn được ẩn trong từng kế hoạch cuộc đời.

Tôi rất thích câu nói: "Con người có thể sống bình thường, nhưng không được tầm thường."

Bình thường là trạng thái thản nhiên sau những gì đã nỗ lực, còn tầm thường là làm gì cũng tùy tiện, không có mục tiêu cố định để phấn đấu.

Người bình thường biết bản thân không có gì nổi bật, nhưng vẫn luôn yêu đời, giữ vững lập trường. Ngược lại, người tầm thường rất dễ bị ảnh hưởng bởi đám đông, họ bị cuốn theo con đường của người đi trước.

Trong các câu thơ của Viên Mai từng viết, có câu mang ý nghĩa thế này:

"Hoa rêu dù nhỏ như hạt gạo, vẫn có thể nở rộ mạnh mẽ như mẫu đơn." Thế nên mỗi người nên sống tích cực hơn. Nếu bạn muốn từ giã sự tầm thường, có được cuộc sống đầy ý nghĩa, vậy bạn nhất định phải làm tốt 3 điều sau:

1. Lập kế hoạch cẩn thận là điều kiện tiên quyết

Kế hoạch chính là kim chỉ nam của cuộc sống, giúp chúng ta biết được bản thân đang đi đâu, và nhờ đó sẽ không lạc đường trong cuộc đời đầy ngã rẽ này.

Trong nhiều trường hợp, khoảng cách giữa mọi người nằm ở việc họ có kế hoạch cho tương lai hay không?

Khi tôi còn học đại học, trong kí túc xác của tôi có một bạn sống rất buông thả. Ngày nào cũng chơi game, thức khuya, lần nào cũng sau 3 giờ sáng mới ngủ. Chính vì vậy, hôm nào lên lớp cậu ấy cũng gục đầu lên bàn ngủ bù, chẳng kịp nghe thầy cô giảng cái gì.

Có thể tưởng tượng được kết quả của cậu ấy sau này là thế nào.

Trái ngược với cậu bạn này, Phong rất nỗ lực trong việc học, cậu cố gắng duy trì điểm số xuất sắc để nhận các suất học bổng, cũng như chương trình tài trợ sau đại học cho sinh viên xuất sắc...

Ngoài giờ học, Phong thích lên thư viện đọc sách, cậu ấy cũng tích cực tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học của trường.

Sau này, khi tốt nghiệp, CV của Phong được nhiều công ty săn đón, nhưng Phong vẫn quyết định theo nguyện vọng ban đầu, đăng ký học lên thạc sĩ.

Ai đó từng nói rằng: "Một cuộc đời không có kế hoạch giống như một câu đố, còn một cuộc sống có kế hoạch như bản thiết kế. Người sống không mục tiêu được xem như kẻ lang thang, người biết hoạch định mục tiêu cho đời mình chính là người cầm lái."

Sống có kế hoạch hay không, sẽ dẫn đến những cuộc đời rất khác nhau. Kế hoạch là thứ xác định hướng đi của bạn, và tương lai của bạn được ẩn trong từng kế hoạch cuộc đời.

 
 
2. Can đảm hành động là điều kiện nền tảng

Có kế hoạch cụ thể rồi, việc cần làm tiếp theo là bắt tay vào hành động. Nếu bạn không hành động, dù kế hoạch có tốt đến đâu cũng chỉ là những ý tưởng được tồn tại trên mảnh giấy vụn.

Chú tôi là nhân viên bảo vệ của một trường học, lương không cao, hàng tháng còn phải làm ca đêm tận nửa tháng.

Tôi thường nghe chú ý than phiền, kể về sự khó chịu của mình với công việc này, chú ấy bảo chẳng muốn làm việc này lâu dài mà muốn chuyển việc ngay lập tức.

Trước đây, chú ấy từng là tài xế, nghe mọi người xung quanh nói thời bây giờ mà kiếm tiền bằng nghề chạy xe thì có tiền lắm. Tuy nhiên, muốn trở thành tài xế cho các hãng xe hoặc trên các nền tảng mạng xã hội thường phải có giấy chứng chỉ năng lực.

Nếu là người thường trải qua các kì thi, chắc chắn có thể vượt qua kì thi. Nhưng chú lại chưa hề tham gia thi cử, nên luôn lo lắng trình độ văn hóa tiểu học của mình thi chắc chắn sẽ không đậu. Vì thế đến hôm nay, chú vẫn làm bảo vệ ở đó, dù không hài lòng vẫn cứ làm.

Trong cuộc sống, có rất nhiều người giống như chú của tôi. Họ lúc nào cũng hứa sẽ giảm cân, nhưng vừa mới ra ngoài đã không cưỡng lại được sự cám dỗ của món ăn ngon.

Một số người nói rằng bản thân nhất định sẽ sống có kỷ luật tự giác từ bây giờ, không thức khuya nữa. Nhưng dù qua nửa tháng, vẫn chưa thấy khá hơn là bao.

Nếu bạn không hành động, dù lý tưởng có cao đẹp đến đâu thì ước mơ cũng chỉ là khung cảnh xa vời. Trong nhiều trường hợp, thất bại không phải do bạn không đủ khả năng, mà là do bạn thiếu quyết đoán.

Nếu bạn muốn phát triển, nhất định phải mạnh dạn hành động ngay từ bây giờ.

3. Kiên trì là chìa khóa của thành công

Gần đây, một độc giả phàn nàn với tôi rằng tại sao bản thân đăng ký rất nhiều khóa đào tạo, nhưng vẫn cảm thấy bản thân chẳng nâng cao được chút giá trị nào?

Cô ấy là một người có chí cầu tiến lớn. Để cải thiện khả năng nói tiếng Anh của mình, cô ấy thức dậy lúc 6 giờ sáng để đọc sách, luyện nghe, bắt chước lại cách phát âm của người nước ngoài.

Sau một thời gian, cô ấy nghe người khác nói học piano có thể cải thiện khí chất của mình, nên quyết định đăng ký tham gia lớp đào tạo piano.

Vài ngày sau, có một phòng tập yoga mới mở ngay cạnh lớp học đàn, thế là cô ấy cũng báo danh học yoga. Tuy nhiên, tập yoga chưa đầy ba tháng, cô ấy đã từ bỏ vì cảm thấy không thích nó...

Cô ấy học rất nhiều thứ, nhưng khoảng thời gian cô ấy dành cho việc học chẳng được bao nhiêu. Mà muốn giỏi điều gì, kiên trì luôn là thứ quan trọng nhất. Dù khả năng của bạn có mạnh mẽ đến đâu đi nữa, nếu bạn cứ làm việc gì cũng bỏ dở giữa chừng, thì mãi mãi không thể thành công được.

Có người từng nói rằng: "Cuộc sống không nên chờ người khác sắp đặt sẵn, bạn phải tự mình đấu tranh và giành lấy nó. Bất kể bạn vui hay buồn, hãy luôn cố gắng để không trở thành một người vô dụng!"

Cuộc sống của một người có thể bình thường, nhưng không thể tầm thường. Một cuộc sống không tầm thường nên được bắt đầu bằng việc lập kế hoạch, hành động, và kiên trì.

Hy vọng bạn có thể sống hết mình, không chỉ ở tuổi trẻ, mà còn ở tương lai đầy chông gai phía trước.

Thiên Tuyết
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: