Bật mí phương pháp mang lại thành công cho 1,5 tỷ người: Bệnh trì hoãn giống như một loại ung thư, muốn loại bỏ cần có "thuốc"

Trì hoãn là một thói quen xấu, nó nguy hiểm bởi nhiều người dễ bị sa đà mà không hề hay biết cho đến khi ngoảnh lại mới ý thức được mình đã bở lỡ quá nhiều.

Có một ý kiến cho rằng: "Lý do khiến chúng ta không hạnh phúc là do bản thân không thể chịu đựng được tình trạng hiện tại cũng như không có khả năng thay đổi mọi thứ. Bạn có thể lười biếng nhưng vấn đề là những người ngoài kia lại không giống bạn, kết quả là chỉ còn mình bạn tụt lại phía sau". Câu nói này đã nhắc đến một căn bệnh có tên là "ung thư lười biếng", và nó có thể đã ở giai đoạn cuối.

Thực ra ai cũng có chút "ung thư lười biếng", gặp việc gì cũng không muốn làm, có thể trì hoãn thì sẽ trì hoãn… Nhưng bạn đã xem xét thái độ khi bản thân trì hoãn hay chưa? Nếu nói "ung thư lười biếng" giai đoạn đầu vẫn có thể chữa khỏi được thì giai đoạn cuối rất nguy hiểm.

Đã đến lúc chấm dứt căn bệnh "ung thư lười biếng"
 
Ai cũng biết rằng trì hoãn không phải là thói quen tốt. Nhiều người đã bỏ lỡ cơ hội của bản thân chỉ vì thói quen này. Để loại bỏ nó, có một kỹ thuật được gọi là Pomodoro.

Kỹ thuật này được Francisco thành lập vào năm 1992. Phương pháp được thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả vượt qua kỳ vọng, theo thống kê, khoảng 1.5 tỷ người đã thành công nhờ áp dụng phương pháp này.

Kỹ thuật Pomodoro là một hệ thống quản lý thời gian khuyến khích mọi người làm việc với thời gian mình có. Sử dụng phương pháp này, chúng ta chia ngày làm việc của mình thành các phần 25 phút, cách nhau 5 phút. Những khoảng thời gian này được gọi là pomodoro. Sau khoảng bốn lần pomodoro, bạn có thể nghỉ lâu hơn khoảng 15 đến 20 phút.

Khi cần tập trung vào công việc, học tập, bạn chỉ cần dùng đồng hồ báo thức, hẹn 25 phút rồi tập trung hoàn thành nhiệm vụ. Khi chuông báo thức kêu, nhiệm vụ 25 phút của bạn đã kết thúc và bạn có thể nghỉ ngơi trong vòng 5 - 10 phút và sau đó tiếp tục chu trình làm việc 25 phút tiếp theo. Chúng ta sẽ lặp đi lặp lại quá trình này cho đến khi hoàn thành các mục tiêu và nhiệm vụ trong ngày.

 
 
Khi tách mục tiêu lớn thành các mục tiêu nhỏ, việc hoàn thành mục tiêu nhỏ sẽ làm tăng sự tự tin và chúng ta sẽ buộc phải tự chủ trong thời gian đã định. Nhờ việc chia nhỏ, bạn sẽ nhận thấy rằng thời gian hoàn thành công việc sẽ ngày càng nhanh hơn, và hiệu quả cũng tăng lên.

Thành công lớn bắt đầu từ những bước nhỏ
 
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng sự trì hoãn không hoàn toàn là do sự lười biếng hoặc thiếu tự chủ. Thay vào đó, chúng ta tạm dừng mọi thứ để tránh cảm giác tiêu cực. Khi nhìn vào một khối lượng công việc lớn, nhiều người không thể tránh khỏi cảm giác mệt mỏi và bế tắc. Vì vậy, họ quyết định chuyển sang Twitter hoặc Netflix để cải thiện tâm trạng, nhưng tất cả chỉ là là tạm thời.

Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra cách hiệu quả để thoát ra khỏi chu kỳ trốn tránh là thu nhỏ những mục tiêu lớn xuống thành những bước nhỏ và đơn giản. Ví dụ, thay vì ngồi viết một bài báo cáo lớn, hãy ngồi viết trong 5 phút. Nếu như vẫn quá khó, hãy thử ngồi xuống để chỉnh sửa một đoạn văn. Làm một việc nhỏ trong một khoảng thời gian ngắn sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với việc cố gắng thực hiện một dự án lớn cùng một lúc.

Trên thực tế, mọi người đều muốn trở thành một người làm việc hiệu quả và năng suất. Tuy nhiên, hàng tá công việc cùng với áp lực từ mọi "tầng lớp" khiến chúng ta luôn cảm thấy lo lắng, không thể tập trung mà còn cảm thấy bất lực. Kỹ thuật Pomodoro là giải pháp giúp chúng ta làm bạn với thời gian và hiệu quả, tập trung vào hiện tại hoàn thành mục tiêu mỗi ngày.

Kỹ thuật chia thời gian này chống lại tất cả những sự gián đoạn của bản thân và huấn luyện lại bộ não của bạn để tập trung. Mỗi pomodoro được dành riêng cho một nhiệm vụ và mỗi lần nghỉ là một cơ hội để thiết lập lại và thu hút sự chú ý của bạn trở lại những gì bạn nên làm.

Thùy Anh
Theo Kknews, Forbes, Nhịp sống kinh tế
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: