Không có giới hạn nào cho tiềm năng của mỗi người nhưng muốn thành công, BẮT BUỘC PHẢI vượt qua những trở ngại này

Theo Joyce Brothers, "Thành công là một trạng thái của tâm trí. Nếu bạn muốn thành công, hãy bắt đầu nghĩ mình là người thành công". Để thành công cần phải vượt qua rất nhiều trở ngại, và nhiều người sẽ thất bại ở một thời điểm nào đó. Điều quan trọng là giải quyết những trở ngại của bản thân từng bước một.
Không ít người bỏ lỡ cơ hội để thay đổi cuộc sống của mình do ngại vượt qua khó khăn, thử thách. Do đó, nếu muốn thành công, bạn hãy bắt đầu việc mình muốn làm và đừng bao giờ sợ khó khăn.

Mỗi khó khăn chính là một cơ hội tiềm ẩn. Khó khăn rất dễ khiến con người ta nản chí tuy nhiên, mỗi lần vượt qua một khó khăn, bạn sẽ thấy mình trưởng thành hơn. Cách tốt nhất để đánh giá năng lực của một người là nhìn vào cách người đó đã vượt qua những khó khăn, trở ngại trong cuộc sống như thế nào. Sau cùng, khó khăn, gian khổ sẽ đem lại cho mỗi người một tài sản vô giá. Đó là sự trưởng thành và trải nghiệm.

Dưới đây là những trở ngại lớn nhất bạn phải vượt qua trên con đường thành công:

1. Sự cầu toàn

Một trong những trở ngại phổ biến nhất mà chúng ta phải đối mặt trên con đường đến với thành công là quá cầu toàn. Elizabeth Gilbert, trong cuốn sách Phép thuật lớn: Sáng tạo vượt ra ngoài nỗi sợ hãi có viết: "Quá cầu toàn có thể khiến bạn không thể thành công."

Việc quá cầu toàn sẽ giết chết đi sự sáng tạo, sự khám phá. Có rất nhiều trường hợp, mọi người phát hiện ra những điều kỳ diệu trong những việc quá quen thuộc hàng ngày. Nếu bạn quá cầu toàn, quá coi trọng sự hoàn hảo thì có khi bạn không biết rằng thành công có thể đến từ những phá cách, những sai lầm. Thêm vào đó, học hỏi từ những sai lầm giúp bạn lớn lên, trưởng thành hơn.

Vì vậy, hãy thử làm những điều mới và đừng quá kỳ vọng. Đôi khi những điều mới mẻ, lạ lẫm, phá cách lại có thể giúp bạn đạt được những thành công trong cuộc sống.
2. Nỗi sợ hãi

Nỗi sợ hãi khiến bạn nhanh chóng nép vào vùng an toàn và trú ngụ trong đó. Cũng như việc quá cầu toàn, để đối phó với nỗi sợ hãi, bạn cần dũng cảm thoát ra khỏi vùng an toàn. Hãy ngồi yên lặng, tĩnh tâm và tự hỏi rằng bạn sợ điều gì sẽ xảy ra và tự viết ra câu trả lời.

Hãy tự hỏi rằng bạn cần làm gì để vượt qua nỗi sợ hãi này. Bạn có biết rằng khi bạn dành ra tất cả năng lượng của mình để vượt qua cảm giác sợ hãi này, bạn sẽ cảm thấy bản thân mình mạnh mẽ hơn bao giờ hết.

3. Không có mục tiêu rõ ràng

Hãy tưởng tượng rằng bạn đang chuẩn bị đi du lịch. Nhưng gần sát ngày đi rồi mà bạn vẫn phân vân với quá nhiều điểm đến. Bạn chưa quyết định mình sẽ đi đâu, sẽ đi bao lâu hay sẽ làm gì ở đó. Vậy thì bạn không thể có được một chuyến đi vui vẻ và đáng nhớ được. Cũng như thế, khi bạn đang bắt đầu khởi nghiệp nhưng bạn chưa có mục tiêu rõ ràng thì làm sao bạn có thể đạt được những thành công đây? Làm việc gì cũng vậy, không xác định mục tiêu rõ ràng bạn sẽ rất dễ chui vào cái bẫy của chính bản thân mình, càng khó để thoát ra và đạt được những gì mình mong muốn.

Có thể thấy tất cả mọi vấn đề đều có thể hiện thực hóa rõ ràng khi bạn đã hiểu rõ "tại sao" mình ? Hãy tưởng tượng bạn có thể đạt được thành công gì khi mục đích của bạn được khám phá!

4. So sánh

Việc tự bản thân chúng ta so sánh mình với người khác là điều tự nhiên. So sánh là cách để chúng ta tự đánh giá xem chúng ta có làm mọi thứ đã đúng hay chưa và chúng ta có thể làm điều gì để cải thiện vấn đề. Tuy nhiên, so sánh quá nhiều sẽ khiến bạn cảm thấy tự ti, thấy mình luôn kém cỏi so với người khác, mất hết ý chí phấn đấu.

Khi năng lượng, động lực bị suy giảm thì bạn khó có thể đạt được mục tiêu theo cách mà mình mong muốn. Bạn có thể so sánh mình với người khác nhưng bạn cần so sánh một cách tích cực. Khi so sánh mình với người khác, bạn hãy tự hỏi xem khi làm cách so sánh đó, cảm giác của bạn thế nào? Hãy tự hỏi bản thân xem bạn thực sự nhận được thông tin hữu ích nào về lần so sánh này. So sánh để lấy đó làm động lực bứt phá chứ không phải để đắm chìm vào những luồng suy nghĩ tiêu cực.
5. Độc thoại nội tâm không kiểm soát

Bạn thường tự nói chuyện với chính mình như thế nào? Những điều bạn động thoại có tích cực, có giá trị động viên bản thân không? Hay bản thân bạn thường chỉ nói điều tiêu cực? Một cuộc độc thoại nội tâm không kiểm soát có thể là một trở ngại lớn đối với nhiều người.

Theo Mayo Clinic, vượt qua những lời nói tiêu cực về bản thân rất tốt cho sức khỏe. Một số lợi ích có thể đạt được bao gồm giảm mức độ trầm cảm, cải thiện chức năng miễn dich và giảm thiểu căng thẳng.

Nếu bản thân bạn không tự thể khích lệ theo hướng tích cực thì hãy tìm đến một người bạn thân, người thấu hiểu con người bạn để cho bạn những lời khuyên, những luồng sinh khí mới và quan trọng hơn thúc đẩy bạn thoe hướng tích cực.

6. Kì vọng quá mức

Vẫn biết rằng phải mơ lớn. Bởi đó là cách chúng ta khơi gợi nguồn cảm hứng và là khởi nguồn của những ý tưởng tuyệt vời. Nhưng nếu ước mơ đó không dựa trên năng lực thực tế của bản thân, chúng ta có thể sẽ phải đối mặt với những thất vọng hoặc thậm chí tệ hơn là đánh mất ước mơ của mình!

Đặt ra những kỳ vọng hợp lý là điều cốt yếu của thành công. Nếu bạn chưa biết cách đặt mục tiêu thông minh vào thời điểm này trong cuộc đời, thì bạn nên thử nó.

Không phải lúc nào bạn cũng có thể biết được điều gì đó có hợp lý hay không, đặc biệt nếu bạn đang chuẩn bị cho một dự án hoàn toàn mới. Chúng ta hãy quan tâm hơn đến vị trí của vạch đích sao cho không quá cao cũng không quá thấp.

7. Định nghĩa không hợp lý về thành công

Định nghĩa của bạn về thành công là gì? Hỏi theo cách khác, bạn đang tìm kiếm thành công từ góc độ nào? Thật dễ dàng để nghĩ rằng thành công có nghĩa là đạt được các mục tiêu mà bạn đặt ra cho chính mình.

Nhưng có rất nhiều cách để nhìn vào thành công. Bạn có thể đang bỏ lỡ một số cơ hội để thực sự cảm thấy mình đang tỏa sáng trong cuộc đời. Một định nghĩa không hợp lý về thành công cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn mãi không thể thành công như mong đợi.

An Chi
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: