Muốn thành đại sự, phải bỏ ngay 9 tư duy âm thầm gây NGHÈO: Nhát gan, qua quýt, thiển cận, nói nhiều...

Nếu cố chấp ôm những tư duy này, bạn sẽ chẳng làm nên công cán gì.
1. Làm việc đơn độc

Trong xã hội có một loại người thế này: rất có năng lực, kiến giải cũng sâu sắc, thậm chí còn có nhiều tài hoa, nhưng đồng thời họ quá cậy tài thậm chí cuồng vọng tự đại, không có mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh, thích làm việc đơn độc, kết quả thành công thường tuột khỏi tay.

Thế giới này không còn là thời đại của những anh hùng đơn thương độc mã, của những hiệp sỹ độc hành nữa. Người muốn thành đại sự ắt phải học cách khéo nhờ ngoại lực, nhận thức sâu sắc được tầm quan trọng của hợp tác và làm việc trong đội ngũ.

Bởi, trong một nhóm làm việc, mỗi người sẽ có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, có thể bù trừ cho nhau để đạt được kết quả công việc tốt hơn. Vì lý do này mà trong các thông tin tuyển dụng, nhà tuyển dụng thường có thêm yêu cầu kỹ năng làm việc nhóm. Bởi dù bạn có giỏi đến đâu cũng khó có thể bao quát hết được công việc với khối lượng lớn. Với những người giỏi, họ có cách xử lý thông minh khi bị quá tải công việc.

2. Ham hưởng an nhàn
 
An toàn luôn luôn là nhất thời. Nhiều người nghèo chỉ muốn hưởng an dật, chìm đắm trong hoàn cảnh sinh tồn an ổn bình hòa, không tiến bước, kết quả nghèo vẫn hoàn nghèo. Bởi vì họ ôm giữ cái nghèo mãi không buông, bị tư duy người nghèo giam cầm trói buộc chân tay nên một việc cũng không thành. 

Người có tư duy sợ thay đổi, ham hưởng an dật, thì đã chú định là chẳng nên công cán gì rồi.

3. Mù quáng theo đám đông
 
Giới IT có câu danh ngôn: "Chỉ có kiên trì vào cái mà người ta cho là điên rồ thì mới có thể thành công". Người muốn thành đại sự cần có tinh thần độc lập, khéo lắng nghe ý kiến người khác nhưng nhất định không mù quáng theo đám đông. Nhất là khi gặp cảnh ngộ khó khăn thì càng cần giữ lý trí và kiên trì đến cùng, quyết tâm tìm điểm đột phá, đối diện với nghịch cảnh bằng thái độ tích cực. Đây cũng là điều kiện tất yếu để một người nghèo trở thành người giàu có, cũng là điều kiện tất yếu để một người thành đại sự.
 
 
4. Tầm nhìn thiển cận

Người có tầm nhìn thiển cận chỉ chú ý đến lợi ích trước mắt thì mãi mãi không thể thành một người giàu có chân chính. Muốn thành đại sự thì cần có tầm nhìn xa hơn, rộng hơn, tư duy rộng mở hơn, không thể ếch ngồi đáy giếng, cũng không thể vì lợi nhỏ bỏ việc lớn.

Tôi còn nhớ một buổi chiều mùa đông khi tôi bắt xe taxi về nhà. Vừa ngồi vào xe, bác tài liền hỏi: "Cậu có lạnh không, tôi có túi chườm nóng ở sau ghế đấy."

Xe đi được một đoạn, bác tài lại hỏi: "Cậu có đói không, trong xe có đồ ăn vặt đấy."

Gặp phải tắc đường, bác tài liền đưa tôi mấy tờ báo rồi nói: "Cậu đọc đi."

Kiểu phục vụ này khiến tôi rất bất ngờ: "Bác bắt đầu phục vụ như này từ khi nào vậy?"

Bác tài nói: "Từ lúc tôi thức tỉnh."

Trước đây, bác ấy luôn cho rằng: "Xã hội này thật không công bằng", "Không có tiền làm gì cũng không xong".

Một ngày, bác ấy nghe được một chương trình radio, phát thanh viên có nói: nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống, hãy thay đổi bản thân trước tiên. Nếu bạn cảm thấy thế giới này tối tăm, vậy thì mọi chuyện xảy ra đều sẽ khiến bạn không vui.

"Vậy là tôi dừng ca thán, đối xử tốt với mỗi vị khách hàng". Trước đây công việc của bác rất bình thường, thậm chí còn thỉnh thoảng bị khách quỵt, nhưng hiện tại thì công việc rất đắt khách, có rất nhiều khách quen chỉ đặt xe của bác ấy.

Bác nói: "Sau khi tôi thay đổi bản thân, thế giới liền trở nên tốt đẹp hơn, mỗi một vị khách dường như đều là quý nhân của tôi."

Lúc tôi xuống xe, bác nói một câu mà cả đời này tôi cũng không quên được: "Điều cậu tin chính là vận mệnh của cậu."

Không nhìn thấy ánh mặt trời, chúng ta hãy trở thành ánh mặt trời, không thể trở thành ánh mặt trời, chúng ra hãy đuổi theo mặt trời.

Bạn tin vào cái gì, bạn mới nhìn thấy cái đó.

Bạn nhìn thấy cái gì, mới có thể nắm lấy cái đó.

Bạn nắm lấy cái gì, bạn mới có thể trở thành cái đó.

Thứ mà bạn tin tưởng chính là vận mệnh của bạn.

5. Nói liên hồi

Nhiều người sở dĩ cả đời không làm nên nổi một việc lớn là vì nói quá nhiều mà làm lại quá ít, thích nói liên chi hồ điệp, múa mép khua môi, nhưng lại thiếu tinh thần làm việc thực tế.

Việc gì cũng cần bắt tay vào hành động thì mới biết mình có thể hiện thực hoá nguyện vọng và lý tưởng của mình hay không. Bởi vì chỉ trong quá trình làm việc, người ta mới hiểu rõ mình đối mặt với khó khăn gì, mới có thể phát hiện ra vấn đề, qua đó tìm được phương pháp và sách lược giải quyết, cuối cùng mới thành tựu được đại sự.
6. Nhát gan

Người nghèo muốn có tiền thì cần can đảm. Can đảm nỗ lực hết sức, can đảm chấp nhận rủi ro. Can đảm đầu tư thời gian và công sức, can đảm làm điều mà người bình thường không dám làm. Trong khi nuôi dưỡng lòng can đảm thì cũng bồi đắp tâm thái thiện lương, quý nhân sẽ tự tìm đến.

7. Thiếu quyết đoán

Một khi đã phân vân với những vấn để nhỏ nhặt, không có gì đáng ngạc nhiên nếu người thiếu quyết đoán gần như "tê liệt" với những vấn đề quan trọng trong cuộc sống như sự nghiệp, tình yêu, hôn nhân, các mối quan hệ gia đình và xã hội. Các nhà khoa học đã xác nhận tính cách thiếu quyết đoán có thể dẫn đến nhiều hệ lụy, kìm hãm chúng ta trên con đường chinh phục thành công sự nghiệp lẫn hạnh phúc cá nhân. Sự thiếu quyết đoán giống như bị mắc kẹt trong vũng bùn, đến nỗi nhà tâm lý học nổi tiếng William James từng thốt lên rằng: "Kẻ bất hạnh nhất thế gian chính là người không thể tự mình quyết định được việc gì."

Tính thiếu quyết đoán trở nên nghiêm trọng khi nó kéo dài. Bạn cần thời gian để đưa ra quyết định, nhưng cụ thể là bao lâu? Đừng quên rằng quá lâu sẽ đồng nghĩa với muộn màng: Bạn sẽ đánh mất một cơ hội quý giá, hoặc bạn sẽ lỡ mất thứ gì đó mình hằng mơ ước…

Hãy nhớ, sẽ có những trường hợp, sự trì hoãn của bạn cũng đồng nghĩa với một quyết định: Bạn vừa vô tình nhường quyền lựa chọn cho những người khác nhanh chân và quyết đoán hơn bạn, và họ tóm lấy cơ hội hoặc quyền lợi lẽ ra thuộc về bạn!

Ngoài ra, tính thiếu quyết đoán không chỉ khiến chúng ta lãng phí thời gian và kém hiệu quả trong nhiều việc, mà nó còn là nguồn cơn của nhiều vấn đề về sức khỏe tinh thần như trầm cảm, lo âu, bồn chồn kéo dài,…
 
 
8. Làm việc qua quýt

Trong cuộc sống hiện thực, người có thể thành đại sự và người chẳng nên công cán gì về hành vi có rất nhiều điểm khác nhau. Một trong những điểm đó là người chẳng nên công cán gì thì thường thiếu suy nghĩ chín chắn, làm việc qua quýt; còn người thành đại sự thì luôn suy nghĩ sâu xa chín chắn rồi mới hành động.

Người làm không nên chuyện thường nói: "Nghĩ lắm làm gì cho mệt xác, cứ đơn giản làm như thế này là được rồi".

Còn người làm nên việc lớn thường nói: "Trước khi làm việc cần suy xét chu đáo, như thế sẽ ít mắc lỗi. Chỉ có hành động có kế hoạch thì mới có thể thành công".

Tại sao bạn chỉ làm "cho có" khi bạn luôn có thể làm tốt hơn. Nếu bạn làm việc chỉ để chiếu lệ, làm bừa, thì cách tốt nhất là hãy nghỉ việc. Trong thời đại này, nhiều lúc, không phải những người cùng độ tuổi vứt bỏ bạn, mà chính bạn đã từ bỏ cơ hội trưởng thành.

9. Làm việc lề mề

Làm việc lề mề là căn bệnh của nhiều người nghèo, cũng là một trong những chướng ngại lớn nhất cản trở con người thành công. Muốn trừ bỏ được "tư duy gây nghèo" này thì cần dùng phương pháp ‘tự kỷ ám thị’: tự kỷ ám thị phải lập tức hành động. Khi bạn khắc sâu ý nghĩ "lập tức hành động" trong não thì mới có thể kích hoạt được năng lượng nội tại trong cơ thể.

Hoa Chanh
Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: