Samsung từng để lộ chiến lược tuyên bố 'Đánh bại Apple là ưu tiên số 1', cả 2 đã kèn cựa suốt bao năm ra sao?

Ngoài ra hai công ty còn cạnh tranh thông qua các chiến dịch tiếp thị. Thậm chí tính cạnh tranh trong các chiến dịch tiếp thị gay gắt đến mức người ta còn ví chúng các giống như các chiến dịch trong cuộc tranh cử tổng thống.

Thành thật mà nói, từ xưa đến nay Apple và Samsung đã không thân thiện với nhau cho lắm. Nói cách khác là họ đang ở trong một cuộc chiến mang tầm cỡ thế giới. Cuộc chiến này bắt đầu từ năm 2010 khi Samsung tung ra một sản phẩm rất giống với iPhone, đó là các sản phẩm điện thoại di động thuộc dòng Galaxy. Steve Jobs, CEO của Apple lúc đó đã rất tức giận và bắt đầu "chiến đấu" để bảo vệ sản phẩm của mình. Và tất nhiên Samsung cũng không chịu ngồi yên.

Xét cho cùng Samsung cũng có lý do riêng khi cố gắng kết hợp các yếu tố trong mô hình kinh doanh của Apple vào mô hình của mình. Đặc biệt là sau khi Apple vượt qua Exxonmobil và trở thành công ty có giá trị nhất thế giới vào năm 2011. Có thể nhiều người không biết nhưng trên thực tế, giữa Apple và Samsung luôn tồn tại rất nhiều cuộc cạnh tranh khốc liệt.

Đó là các cuộc chiến pháp lý trải dài ở bốn châu lục và tiền bồi thường lên đến hàng tỷ USD. Ngoài ra hai công ty còn cạnh tranh thông qua các chiến dịch tiếp thị. Thậm chí tính cạnh tranh trong các chiến dịch tiếp thị gay gắt đến mức người ta còn ví chúng các giống như các chiến dịch trong cuộc tranh cử tổng thống.

Đánh giá từ góc độ mô hình kinh doanh, cả hai công ty liên tục cải tiến và phát triển, nhưng họ vẫn có những điểm khác biệt rõ rệt. Samsung đã trở thành một trong những tập đoàn toàn cầu trước Apple và nắm trong tay nhiều ngành công nghiệp.

Vào tháng 3 năm 2014, một tài liệu liên quan đến chiến lược của Samsung từ năm 2012 bị rò rỉ ra bên ngoài. Trong đó Samsung đã tuyên bố: "Đánh bại Apple là ưu tiên số 1". Đó là một ví dụ điển hình về mối hiềm khích giữa hai trong số những công ty sản xuất điện thoại di động lớn nhất thế giới.

Samsung: Tích hợp theo chiều dọc và khối lượng sản phẩm

Samsung hoạt động giống như nhiều nhà sản xuất châu Á khác, chẳng hạn như NEC hay Sony, với trọng tâm là tích hợp theo chiều dọc và kinh doanh nhiều sản phẩm. Samsung có mặt trên hàng chục thị trường bao gồm, màn hình phẳng, các thiết bị cảm biến, đèn LED, pin, hệ thống game, máy ảnh, TV, thiết bị gia dụng, máy tính bảng, điện thoại thông minh và thậm chí cả thiết bị điện tử y tế.

Trước khi chuyển hướng sang cạnh tranh với Apple, Samsung đã từng cạnh tranh với các công ty công nghệ Nhật Bản từ những năm 1980 và 1990. Công ty chi rất nhiều tiền cho lĩnh vực nghiên cứu và phát triển (R&D) và duy trì chi phí vốn (CapEx). Vì thế Samsung đã gặt hái được khá nhiều thành công và vượt mặt nhiều đối thủ ở thị trường trung cấp và bình dân, nhưng với thị trường cao cấp Samsung vẫn chưa đánh bại được Apple.

Samsung sử dụng chiến lược tích hợp theo chiều dọc như một lợi thế cạnh tranh. Trong khi hàng năm Apple vẫn nhập khẩu các linh kiện trị giá hàng tỷ USD từ các đối thủ, thì Samsung đã tự sản xuất ra các linh kiện.Thật ra chiến lược tích hợp theo chiều dọc vẫn có rủi ro. Trước kia, Nokia gần như đã sử dụng chiến lược này rất tốt nhưng vẫn bị Apple và Samsung vượt mặt. Tuy nhiên Samsung lại kiểm soát rất tốt về hệ thống phân phối. Đây cũng là việc mà Apple chưa làm được.

Tuy nhiên, việc giảm tỷ suất lợi nhuận trong năm 2014 và 2015 đã buộc các nhà điều hành của Samsung phải suy nghĩ lại về kế hoạch kinh doanh của mình. Sau khi chứng kiến ​​thị phần bán điện thoại trên toàn cầu của mình giảm từ 35% xuống 24% từ 2013 đến đầu năm 2015, chủ tịch Lee Gun Hee và Lee Jae Yong- con trai ông, đã đưa ra kế hoạch sáp nhập và mua bán (M&A) và tạo dựng các mối quan hệ vững mạnh. Có lẽ có khả năng trong tương lai Samsung sẽ chuyển sang thuê ngoài thay vì tiếp tục tự thực hiện các hoạt động R&D.

Apple: Thiết kế, tích hợp và gia công phần mềm

Khác với Samsung, Apple lại tập trung vào tiếp thị, nghiên cứu và thiết kế sản phẩm. Xét về phần này Apple lại là công ty có được nhiều lợi thế. Apple đã rất thành công trong việc thiết kế và tích hợp, và họ gần như không phải đối mặt với nhiều rủi ro.

Tất cả các sản phẩm của Apple đều được tích hợp với nhau, điều này không chỉ khuyến khích khách hàng tiếp tục mua sản phẩm của công ty mà còn hạn chế việc khách hàng chuyển sang sử dụng sản phẩm của người khác. Điểm yếu duy nhất của Apple là gần 3/4 doanh thu của Apple đều đến từ hoạt động bán các dòng sản phẩm iPhone. Điều này khiến công ty phải phụ thuộc khá nhiều vào một sản phẩm.

Apple muốn giảm chi phí R&D bằng cách thuê ngoài sản xuất và lắp ráp linh kiện, Chi phí vốn (CapEx) của Apple hoàn toàn khác so với Samsung. Điều này làm tăng lợi nhuận và thúc đẩy cổ phiếu Apple. Đây là một trong những lý do chính giúp Apple có thể tăng trưởng với tốc độ đáng kinh ngạc như vậy.

Apple không chạy đua để đứng đầu. Thực chất Apple vẫn để các công ty khác dành thời gian cho hoạt động R&D và phát triển thị trường ban đầu trước, sau đó Apple mới xâm nhập và cải thiện mọi thứ. Ví dụ như iPod. iPod ra đời sau Sony Walkman vài năm. Đây được xem là sản phẩm mang tính đột phá trong nhiệm kỳ thứ hai của Jobs. Vì không muốn sản phẩm của mình giống của người khác, Apple đã hợp tác với các hãng thu âm và tạo ra một sản phẩm thay thế Walkman vừa nhỏ gọn lại vừa có kiểu dáng đẹp. Apple cũng sử dụng chiến lược tương tự với thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng. Hai sản phẩm này từng được là xem biểu tượng của sự đổi mới của Apple nhưng cả hai đều không phải là do công ty phát minh ra.

Những vụ kiện tụng bằng sáng chế kéo dài bất tận giữa Apple và Samsung

Apple và Samsung đã từng gặp nhau ở tòa về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ cụ thể Apple đâm đơn kiện gã khổng lồ công nghệ Hàn Quốc vi phạm bằng sáng chế. Đặc biệt, Apple thực sự rất quan tâm và tập trung cao độ vào các vụ kiện tụng với Samsung thậm chí việc này còn lặp đi lặp lại nhiều lần.

Cuộc chiến giữa Samsung và Apple "nổ ra" lần đầu tiên vào năm 2011. Tại thời điểm đó Apple vốn đã vướng vào việc kiện tụng với Motorola, nhưng Apple vẫn tiếp tục kiện Samsung về thiết kế máy tính bảng và điện thoại của họ. Đơn khiếu nại đầu tiên được trình lên tòa là vào tháng 4 và kéo dài đến tháng 8 năm 2011. Có 19 khiếu nại được đệ trình từ Apple và Samsung ở 9 quốc gia khác nhau. Vào giữa năm 2012, con số này đã lên đến 40 và mỗi công ty phải chịu thiệt hại lên đến hàng tỷ USD. Từ năm 2012 đến năm 2015, cả Apple và Samsung đều đã giành được khá nhiều quyền sở hữu trí tuệ sau các vụ kiện ở Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Pháp, Ý, Hà Lan, Anh và Úc.

Có một điều khá thú vị đó là sự tiến bộ công nghệ lại có thể khiến sự tồn tại của hệ thống luật pháp luật có cũng như không. Ví dụ, Apple đã giành được phán quyết ban đầu vào năm 2012. Nhưng quá trình kháng cáo và phản đối kéo dài cho đến tận năm 2014 khi hầu như mọi mẫu điện thoại trong vụ kiện năm 2012 đều không còn sản xuất. Vì lý do này, thiệt hại thực sự không nằm ở dây chuyền sản xuất mà nằm ở chi phí pháp lý mà Samsung và Apple phải gánh chịu trên phạm vi toàn thế giới.

Tuy nhiên Apple vẫn giành được một số phán quyết về sản xuất hoặc phân phối. Ví dụ, vào tháng 8 năm 2011, một tòa án ở Đức đã ban hành lệnh cấm phân phối và bán các dòng sản phẩm Samsung Galaxy Tab 10.1 do vi phạm bằng sáng chế về giao diện của Apple. Tuy nhiên, sau đó Samsung đã kháng cáo và giành lại thị trường Đức, nhưng Apple vẫn được xem là người thắng kiện. Ngoài ra cũng có một lệnh cấm tương tự dành cho Samsung ở Úc.

Mai Phương
Theo Investopedia
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: