Căng thẳng là một phần của cuộc sống hậu Covid-19

24/11/2021 - Trong gần 2 năm thế giới vật lộn với Covid-19, đối diện với làm việc tại nhà, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài và giãn cách xã hội, tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc đang tăng vọt.
Trong thời gian đặc biệt căng thẳng, Chang đã bỏ qua một vấn đề thể chất dẫn đến mất thính giác. Bà cảnh báo việc bỏ qua các mối quan tâm về sức khỏe tâm thần cũng có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe thể chất. Ảnh: CNN

Trước đại dịch, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2019 đã công nhận tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc là một chẩn đoán y tế hợp pháp. Trong gần 2 năm thế giới vật lộn với Covid-19, đối diện với làm việc tại nhà, bắt buộc đeo khẩu trang khi ra ngoài và giãn cách xã hội, tình trạng kiệt sức tại nơi làm việc đang tăng vọt.

Jeanie Chang - nhà trị liệu hôn nhân và gia đình có văn phòng tại tiểu bang North Carolina (Mỹ) cho biết: "Một năm rưỡi qua thực sự đã ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng căng thẳng, kiệt sức, trầm cảm trên toàn thế giới. Đây là một thế giới đã thay đổi, một nơi làm việc đã thay đổi".

Đôi khi cần phải nghỉ ngơi hoàn toàn

Hậu Covid-19, hàng triệu người lâm vào tình trạng căng thẳng và sự kiệt sức có thể xảy ra với bất kỳ ai. Chang nói: "Không ai được miễn nhiễm".

Chang cho biết, sự kiệt sức có thể đến từ việc cảm thấy không được coi trọng trong công việc, giống như một nhân viên bị sếp lạnh nhạt và bỏ qua khi đến kỳ tăng lương hay thăng chức. Sự kiệt sức cũng có thể xuất hiện do làm việc quá sức, không có ranh giới rõ ràng giữa việc công ty và việc nhà, đặc biệt là đối với các bậc phụ huynh và người giữ vai trò chăm sóc ai đó. Tình trạng này thậm chí có thể xuất phát từ sự chấn thương gián tiếp, khi chứng kiến ai đó bị nhiễm bệnh rồi qua đời.

Trong thời gian đại dịch, Chang cho biết bà gặp số khách hàng da màu nhiều hơn số khách hàng da trắng, mà theo bà là "các cộng đồng thiểu số bị ảnh hưởng bởi đại dịch nhiều hơn".

Văn hóa cũng có thể ảnh hưởng đến sự kiệt sức. Lớn lên trong một nền văn hóa châu Á miễn cưỡng đề cập đến vấn đề sức khỏe tâm thần, Chang đã không thành công khi cố gắng bỏ qua những căng thẳng của công việc báo chí tốc độ cao ở những năm 20 tuổi. Chang nói: "Bạn có thể yêu thích những gì mình làm nhưng lại cảm thấy kiệt sức vì bạn không kiểm soát được sự căng thẳng của mình một cách hiệu quả". Cuối cùng, bà phải rời khỏi ngành báo chí. 
Chang thích xem K-drama cùng chồng Jonathan để giảm bớt sự căng thẳng trong ngày. Ảnh: CNN

Căng thẳng và kiệt sức

Mặc dù căng thẳng là một phần trong trải nghiệm hằng ngày của con người, nhưng đừng để căng thẳng dẫn đến kiệt sức, Chang nói. Việc căng thẳng khiến bạn cảm thấy quá tải là điều bình thường, nhưng cần phải ngăn chặn trước khi căng thẳng biến thành kiệt sức. 

Chang nói: "Kiệt sức trông rất khác so với căng thẳng. Đó là nơi bạn bị vỡ mộng, bị chìm đắm và không có gì thực sự khiến bạn lo lắng nữa. Bạn có thể mất hứng thú với những thứ bạn từng thích và hay hoạt động hằng ngày. Bạn có thể thấy mình đang đặt câu hỏi về mọi thứ và những người xung quanh có thể nhận ra những thay đổi trong tính cách của bạn".

Tình trạng kiệt sức có thể giống hoặc xảy ra cùng với trầm cảm, vì vậy Chang tin rằng điều quan trọng là phải tìm kiếm sự trợ giúp chuyên nghiệp nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu cảnh báo của cơ thể.

Không có giải pháp chữa lành cho tất cả

Nếu không được kiểm soát, tình trạng kiệt sức có thể tàn phá cơ thể. Một nghiên cứu năm 2020 đã tìm thấy mối liên hệ giữa tình trạng kiệt sức với rung tâm nhĩ, nguyên nhân hàng đầu gây đột quỵ ở Mỹ. Chang cho biết cô bị nhiễm trùng xoang và viêm phổi trong nhiều tháng sau khi trải qua tình trạng kiệt sức.

Vì thế, việc phát hiện sớm tình trạng kiệt sức hoặc ngăn chặn nó ngay lập tức rất quan trọng. Nhưng Chang cảnh báo rằng không có giải pháp chung cho tất cả các trường hợp. Trong khi một số người cần tạm thời nghỉ việc, những người khác có thể cần phải rời bỏ luôn công việc hoặc chuyển đổi ngành nghề.

"Tình trạng kiệt sức có thể mất nhiều năm mới hồi phục với người này nhưng dễ dàng lướt qua với người khác". Với Chang, bà đã mất vài tháng và thời gian hồi phục nhanh hay chậm tùy thuộc vào thể chất và tính cách của từng người. 
Chang chơi tennis với gia đình để vui chơi và thư giãn. Dành thời gian chất lượng ở bên gia đình và bằng hữu là một cách làm giảm sự căng thẳng. Ảnh: CNN

Quản lý căng thẳng hằng ngày để ngăn ngừa kiệt sức

Chang nói, điều quan trọng là phải học cách quản lý căng thẳng của bạn hằng ngày. Bước đầu tiên là xác nhận bạn đang cảm thấy như thế nào và tại sao. Học cách phát hiện các yếu tố kích hoạt và ranh giới của bạn sẽ giúp bạn có được cảm giác kiểm soát.

Cũng nên nghĩ về những điều khiến bạn "phấn khích trong cuộc sống" và cố gắng biến chúng thành thói quen hằng ngày. Đối với Chang, đó là xem K-drama (chương trình phim truyền hình Hàn Quốc), đi dạo, dành thời gian cho gia đình và chơi với chú cún cưng nhỏ. Bà ghi nhận những hoạt động đó đã ngăn chặn tình trạng kiệt sức của bản thân, sau một thời gian đại dịch bùng phát ở Mỹ hồi năm ngoái. 

Chang nói: "Bạn có thể xây dựng khả năng phục hồi của chính mình hằng ngày. Tất cả chúng ta đều có khả năng phục hồi. Chúng ta cần phải hiểu bản thân và dành thời gian cho những gì làm chúng ta phấn khích và lấy lại năng lượng. Đó là quá trình ngăn ngừa kiệt sức".

Anh Mi
Theo CNN
Bookmark and Share      In      Gửi phản hồi
 
* Họ và tên
* Email (will not be published)
!
 
Các bài viết: